Quy trình lập đồ án quy hoạch xây dựng
25/05/2022 14:05
MỤC ĐÍCH
  • Xây dựng trên cơ sở các yêu cầu của các luật định liên quan đến hoạt động lập đồán quy hoạch để quy định các bước và trình tự của hoạt động này đối với Cán bộ có liên quan của Trung tâm.
PHẠM VI ÁP DỤNG
  • Áp dụng cho Phòng Tư vấn xây dựng và các cán bộ có liên quan trong hoạt động tư vấn lập đồ án quy hoạch xây dựng.
TÀI LIỆU VIỆN DẪN
  • Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009;
  • Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
  • Luật Kiến trúc 40/2019/QH14 ngày 01/7/2020;
  • Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
  • Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quy hoạch;
  • Nghị định số 85/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật kiến trúc;
  • Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
  • Thông tư số 06/2013/TT-BXD ngày 13/5/2013 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về nội dung Thiết kế đô thị;
  • Thông tư số 16/2013/TT-BXD ngày 16/10/2013 của Bộ Xây dựng về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 06/2013/TT-BXD ngày 13/5/2013;
  • Thông tư số 10/2016/TT-BXD ngày 15/3/2016 của Bộ Xây dựng quy định về cắm mốc giới và quản lý mốc giới theo quy hoạch xây dựng;
  • Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng quy định về hồ sơ nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch khu chức năng đặc thù;
  • Thông tư số 20/2019/TT-BXD ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Bộ Xây dựng hướng dẫ xác định, quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị;
  • Quyết định số 24/2017/QĐ-UBND ngày 18/8/2017 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc Ban hành quy định phân công, phân cấp quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh;
  • Các văn bản pháp lý khác có liên quan.
THUẬT NGỮ
  • P. TV : Phòng Tư vấn xây dựng
  • P. HC-TH : Phòng Hành chính - Tổng hợp
NỘI DUNG QUY TRÌNH
so-do-lap-do-an-quy-hoach
Sơ đồ lập đồ án quy hoạch xây dựng
  • Phòng Tư vấn nhận nhiệm vụ lập đồ án quy hoạch từ Giám đốc Trung tâm theo Phiếu giao nhiệm vụ BM-[KCX-KHĐ]-PGNV
  • Lập nhiệm vụ quy hoạch xây dựng
1) Phòng Tư vấn tiến hành thu thập hồ sơ thông tin quy hoạch như: Bản đồ địa hình; Bản đồ hiện trạng; Vị trí khu đất; Mối quan hệ không gian quy hoạch và hạ tầng kỹ thuật với khu vực lân cận; Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật liên quan đến khu vực quy hoạch để lập nhiệm vụ. Nhiệm vụ quy hoạch xây dựng tương ứng với từng loại quy hoạch bao gồm:
  • Quy hoạch xây dựng vùng
  • Quy hoạch chung đô thị
  • Quy hoạch phân khu
  • Quy hoạch chi tiết đô thị
  • Quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn
2) Việc lập nhiệm vụ, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù được thực hiện theo các quy định tại Thông tư số12/2016/TT-BXD và Điều 7; Điều 11 Nghị định số 44/20015/NĐ-CP.
3) Nhiệm vụ quy hoạch có thể được điều chỉnh trong quá trình lập đồ án quy hoạch xây dựng.
4) Khi tiến hành lập đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng, có những nội dung  khác với nhiệm vụ quy hoạch đã được phê duyệt mà không thay đổi phạm vi ranh giới, diện tích, tính chất khu vực lập quy hoạch thì không phải tiến hành lập lại nhiệm vụ quy hoạch. Người có thẩm quyền chỉ phê duyệt lại nhiệm vụ quy hoạch để đảm bảo sự thống nhất với đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng.
  • Đồ án Quy hoạch xây dựng
1) Sau khi được phê duyệt nhiệm vụ Phòng Tư vấn tiến hành thu thập thêm số liệu: Địa hình, địa chất, tự nhiên; kinh tế - xã hội, văn hóa của khu vực quy hoạch... để lập Đồ án quy hoạch.
2) Nguyên tắc để lập đồ án quy hoạch xây dựng quy định tại Điều 6, Điều 10, Điều 16 của Nghị định số
44/2015/NĐ-CP và tuân thủ theo trình tự từ quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch chung xây dựng đến quy hoạch chi tiết xây dựng. Trong trường hợp mà chưa có đủ các căn cứ  theo quy định thì phải dựa trên định hướng lớn của các ngành, các chương trình, kế hoạch phát triển của địa phương và các yếu tố kinh tế- xã hội có ảnh hưởng đến khu vực lập quy hoạch xây dựng để làm căn cứ lập quy hoạch xây dựng.
3) Đồ án quy hoạch xây dựng phải đảm bảo phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng được áp dụng và nhiệm vụ quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt.
4) Nội dung của đồ án quy hoạch xây dựng quy định chi tiết tại Thông tư 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng.
5) Nội dung thể hiện bản vẽ, thuyết minh đối với Nhiệm vụ và Đồ án quy hoạch xây dựng được quy định tại Thông tư 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng.
  • Tổ chức lấy ý kiến về nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng
1) Việc lấy ý kiến đối với nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng được thực hiện theo quy định tại các Điều 21, Điều 22, Điều 23, Điều 24, Điều 23, Điều 26 tại Thông tư 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng và những hướng dẫn cụ thể sau:
  • Lấy ý kiến nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch chung xây dựng đô thị: Trong quá trình lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch chung xây dựng đô thị, tổ chức tư vấn có trách nhiệm lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan bằng văn bản trước khi báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt.
  • Lấy ý kiến đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị.
2) Trong quá trình lập đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng, tổ chức tư vấn có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân trong khu vực lập quy hoạch theo các hình thức hội họp, trao đổi trực tiếp hoặc phát phiếu lấy ý kiến về nội dung quy hoạch tại các Trung tâm thông tin của thành phố, thị xã, quận, phường để nhân dân dễ tiếp cận và góp ý. Các ý kiến đóng góp phải được tổng hợp đầy đủ và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét trước khi phê duyệt.
3) Trên cơ sở hồ sơ nhiệm vụ, đồ án quy hoạch xây dựng và kết quả lấy ý kiến, người có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng quyết định lựa chọn phương án quy hoạch xây dựng.
4) Đồ án quy hoạch xây dựng được duyệt phải phù hợp với định hướng phát triển; đảm bảo tính khả thi, hài hoà giữa lợi ích của nhà nước và cộng đồng. Đồng thời phải có các kế hoạch và giải pháp cụ thể để khắc phục những hạn chế, tồn tại của phương án lựa chọn trên cơ sở các ý kiến đóng góp.
5) Thẩm định và phê duyệt đồ án quy hoạch: Thực hiện theo quy định tại các Điều 32, Điều 24 của Luật xây dựng số 50/2014/QH13, Điều 25, Điều 26, Điều 27 của Nghị định 44/2015/NĐ-CP.
Tác giả: Phòng tư vấn xây dựng
Nguồn bài viết: KCX-Phòng tư vấn xây dựng
Tin liên quan
Quy trình lập dự án (25/05/2022 15:19)
Fanpage
Thống kê truy cập

Trực tuyến: 49

Đã truy cập: 332836